Yêu cầu ngoại ngữ phụ
Sinh viên người Việt có quốc tịch Việt Nam và sinh viên người nước ngoài học chương trình Cử nhân Ngôn ngữ Anh có thể chọn một trong những ngôn ngữ sau: tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Đức. Sinh viên người nước ngoài có thể chọn Tiếng Việt làm ngoại ngữ phụ. Sinh viên phải có chứng chỉ mức B1 hoặc tương đương (khoảng 540 tiết) để đáp ứng điều kiện tốt nghiệp. Chứng chỉ ngoại ngữ cấp bởi các trung tâm ngôn ngữ theo quy định của ĐHQG.
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ Ngoại ngữ phụ
(Kèm theo Quyết định số 170/QĐ-ĐHQG ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
Sinh viên chuyên ngành Cử nhân Ngôn ngữ Anh đạt yêu cầu về ngoại ngữ phụ nếu sinh viên được cấp một trong những chứng chỉ ngoại ngữ sau:
Khung năng lực ngoại ngữ VN | Tiếng Nga | Tiếng Pháp | Tiếng Đức | Tiếng Trung | Tiếng Nhật | Tiếng Việt (chỉ dành cho SV người nước ngoài) |
Cấp độ 3 (CEFR B1) | TRKI 1 | DELF B1
TCF niveau 3 |
B1 ZD | HSK cấp độ 3 | JLPT N4
|
Vietnamese proficiency examination for foreigners 3/6 |
Ghi chú: Thời gian công nhận chứng chỉ: trong thời hạn hai (02) năm tính từ ngày cấp đến ngày đăng ký xác nhận đạt chuẩn.
Những thắc mắc thường gặp
1. Tiếng Hàn quốc có được chấp nhận là ngoại ngữ phụ không?
Không. Theo quy định của ĐHQG HCM, trường Đại học Quốc tế chỉ chấp nhận 01 (một) trong năm (05) ngoại ngữ phụ sau: tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Đức.
2. Em có chứng chỉ tại trung tâm em học (vd, tiếng Nhật), nhưng không phải chứng chỉ của kỳ thi Japanese Language Proficiency Test (JLPT). Vậy có được chấp nhận không?
Không. Chỉ có chứng chỉ quốc tế trình độ B1 theo quy định của ĐHQG HCM (số 170/QĐ-ĐHQG, ngày 27/02/2018) mới được chấp nhận. Em cần phải thi JLPT để hoàn thành yêu cầu ngoại ngữ phụ tiếng Nhật.
3. Chương trình liên kết có yêu cầu Ngoại ngữ phụ không?
Không. Chương trình liên kết không yêu cầu ngoại ngữ phụ. Chỉ chương trình Ngôn ngữ Anh hệ trong nước yêu cầu Ngoại ngữ phụ trình độ B1.
4. Khi nào thì em có thể phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ phụ?
Sinh viên có thể nộp chứng chỉ ngoại ngữ phụ bất kỳ lúc nào trong suốt thời gian hoàn thành chương trình đào tạo. Tuy nhiên, thời gian nộp chứng chỉ ngoại ngữ phụ (ngoại ngữ 2) để xét tốt nghiệp trễ nhất là 01 tháng trước mỗi đợt xét tốt nghiệp (chiếu theo lịch năm học).
5. Em cần nộp chứng chỉ ngoại ngữ phụ ở đâu?
Sinh viên nộp bản chính hoặc bản sao có chứng nhận sao y (đối chiếu bản chính) chứng chỉ ngoại ngữ phụ về văn phòng khoa Ngoại ngữ (A1.510).
6. Em chọn nộp chứng chỉ tiếng Trung HSK cấp độ 3 để hoàn thành yêu cầu về ngoại ngữ 2. Tuy nhiên, trước năm 2021, văn phòng Hán ngữ Trung Quốc yêu cầu chứng chỉ HSK chỉ gồm ba (03) kỹ năng: nghe, đọc, và viết. Em có cần phải thi kỹ năng nói không?
Để được công nhận hoàn thành yêu cầu ngoại ngữ 2,
• Đối với sinh viên thi HSK cấp độ 3, thi trước năm 2021, sinh viên cần đạt 3 kỹ năng nghe, đọc, và viết.
• Đối với sinh viên thi HSK cấp độ 3, thi sau giai đoạn chuyển đổi bắt buộc phải nộp chứng chỉ 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, và viết). Trường hợp sinh viên thi rớt kỹ năng nói sẽ phải thi lại đến khi đủ điểm 4 kỹ năng.
Những văn bản liên quan
1. Quyết định chuẩn ngoại ngữ của ĐHQG HCM (số 170/QĐ-ĐHQG, ngày 27/02/2018) Click here
2. Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ phụ Click here
3. Thông báo về thời gian nộp chứng chỉ Ngoại ngữ 2 để xét tốt nghiệp (số 103/TB-ĐHQT, ngày 28/06/2021) Click here
4. Thông báo về quy định và thời gian nộp chứng chỉ Ngoại ngữ 2 để thực hiện luận văn tốt nghiệp và xét tốt nghiệp (số 475/TB-ĐHQT, ngày 21/12/2023) Click here